Coryza ở gà là bệnh gì? Bệnh lý này có nguy hiểm hay ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình chăn nuôi của các chủ hộ hay không? Có thể nói đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó có khả năng truyền nhiễm cực kỳ cao và biếng ăn không phát triển nhanh được. Thế nên hãy cùng SV388 đi tìm rõ nguyên nhân tại sao lại dẫn đến căn bệnh này trên gà và tìm biện pháp khắc phục cùng như là chữa trị cho gà thật chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.
Bệnh coryza ở gà là bệnh gì?

Bệnh Coryza ở gà có thể gọi tên khác là bệnh sổ mũi hay bệnh viêm xoang là một loại bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cực kỳ cao. Bệnh này xuất hiện trên tất cả các lứa gà nhưng hay xảy ra với lứa gà ở độ tuổi tầm 2 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt là càng trưởng thành càng phát triển thì lại càng dễ nhiễm bệnh.
Nếu như chuồng trại và môi trường xung quanh hôi thối quá mức và có rất nhiều khí độc hại như H2S, NH3,…sẽ phá hủy đi lớp màng bảo vệ đường hô hấp của gà và đó chính là điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể của gà. Bệnh này thường dễ thấy ở các trang trại nuôi với số lượng cực kỳ nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Coryza ở gà

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Coryza ở gà do môi trường có mùi hôi hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Haemophilus paragallinarum phát triển và ký sinh lên gà. Bệnh này là bệnh về đường hô hấp cấp tính ở gà. Thông thường thì nó sẽ chảy nước mũi, hô hấp khó khăn, đầu sưng phù,..Loại vi khuẩn này có thể sống trong môi trường từ 2 cho đến 3 ngày nhưng chúng cũng khá là dễ tiêu diệt bởi nhiệt độ các chất sát trùng. Vì thế hãy tìm hiểu rõ về cách chữa trị Coryza ở gà một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.
>>>Xem ngay>>>
Cách diệt mạt gà cực dễ cực hiệu quả cho người chăn nuôi
Gà chọi bị táo bón – Bệnh lý nguy hiểm dẫn đến tử vong
Con đường truyền nhiễm bệnh Coryza ở gà
Có khá là nhiều con đường truyền nhiễm bệnh Coryza ở gà. Anh em cần phải biết và hiểu để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Lây nhiễm từ các loài gia súc gia cầm khác hoặc các loài chim hoang dã, các vi khuẩn đã tồn tại trong cơ thể chúng và chúng thường xuyên lưu trú ở trong môi trường chăn nuôi
- Chuồng trại mất vệ sinh, chất độn chuồng không được sạch sẽ, thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là chất thải, nếu không dọn dẹp sạch sẽ sẽ dễ lây lan từ những con có bệnh sang những con khỏe mạnh.
- Những con nhiễm bệnh không được cách ly vẫn nhập đàn nuôi chung thì nguy cơ truyền nhiễm là cực kỳ cao. Đặc biệt là bệnh lý không truyền nhiễm qua trứng.
Triệu chứng khi nhiễm bệnh Coryza ở gà

Một số triệu chứng khi gà nhiễm bệnh Coryza ở gà mà mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy. Các triệu chứng cụ thể như sau:
- Bị viêm đường hô hấp cấp tính đặc biệt là ở xoang mũi và hốc mắt gà
- Gà có hiện tượng chảy nước mũi và viêm xoang. Nước mũi dạng lỏng và nhầy đặc biệt làm mũi gà phình to ra
- Phần đầu bị sưng phù, mắt tiết dịch nhầy và bị viêm kết mạc nên không thể mở mắt ra được. Nặng hơn nữa là mắt có nguy cơ thối mắt và gà hay gãi dẫn đến viêm loét nặng hơn.
- Mào gà bị phù và nhăn nheo thường thấy nhiều ở các con trống
- Gà có hiện tượng khó thở, thở khò khè nên hô hấp cực kỳ khó khăn.
- Đặc biệt là khi gà nhiễm bệnh sẽ bỏ ăn bỏ uống, lương tiêu thụ thức ăn sẽ giảm xuống và gà chậm phát triển.
Cách phòng bệnh Coryza ở gà

Để phòng ngừa bệnh lý Coryza ở gà này thật tốt thì anh cần phải có một cách chăm sóc thật tốt, phù hợp và an toàn sinh học. Cụ thể là:
- Thức ăn và nguồn nước phải đảm bảo an toàn vệ sinh không bị nhiễm khuẩn
- Thường xuyên vệ sinh máng ăn và máng uống nước. Đặc biệt là đường ống dẫn nước phải thật sạch tránh tình trạng phân gà bị tích tụ và đọng lại
- Chuồng trại phải được dọn dẹp sạch sẽ thoáng mát, chất độn chuồng phải thường xuyên thay mới tránh vi khuẩn làm ổ
- Sát khuẩn và phun thuốc sát trùng theo định kỳ từ 1 đến 2 lần trong tuần
- Thường xuyên cho gà sử dụng các thực phẩm thuốc bổ vitamin để tăng đề kháng cho gà
Ngoài ra bạn còn có thể phòng bệnh bằng các loại vacxin. Đây là một phương pháp đem lại hiệu quả cực cao nên được nhiều người sử dụng. Thông thường người chăn nuôi sử dụng loại vacxin như sau:
- Vacxin Medivac Coryza Suspension Nên sử dụng khi gà tầm khoản 1 hoặc 2 tuần tuổi nhằm ngăn chặn bệnh lý này đó là đối với những giống gà nuôi lấy thịt
- Còn đối với giống gà nuôi lấy trứng thì Vacxin Medivac Coryza Suspension này nên sử dụng khi gà tầm 6 đến 8 tuần tuổi và nên tái chủng nếu trang trại có gà bị bệnh trong khoảng 4 đến 6 tuần
Cách điều trị bệnh Coryza ở gà

Trước khi tiến hành điều trị thì bạn nên phát hiện ổ bệnh và phân biệt bệnh lý rõ ràng để có thể trị bệnh chuẩn xác nhất. Cùng tham khảo hướng dẫn trị bệnh Coryza ở gà như sau:
Bước 1: Vệ sinh an toàn
Quan sát thường xuyên, phát hiện gà nhiễm bệnh thì cách ly ngay lập tức
Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sát khuẩn, phun thuốc khử khuẩn như Bioxide, Hankon Ws, Formades,…Ngoài ra nên chọn men vi sinh Han-Proway để giảm độc tố trong khí thải.
Bước 2: Tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng cho gà
Nên sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp. Ngoài ra nên sử dụng thêm thuốc giải độc thận, hạ sốt như Han-Para, Bio- Anagin,…Và kết hợp với các chất long đờm.
Bước 3: Sử dụng kháng sinh
Cho từng con sử dụng kháng sinh như Gentadox W.S.P pha vào nước để gà uống hoặc có thể nhỏ thuốc mắt.
Lời kết
Coryza ở gà là một bệnh lý truyền nhiễm cực kỳ cao nên bạn hãy biết cách phòng ngừa cũng như là điều trị một cách kịp thời để tránh lây lan gây tổn hại nhiều đến năng suất gà. SV388 hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng được hiệu quả những cách phòng và trị bệnh Coryza ở gà.