Phác đồ trị dứt điểm bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà được biết đến là bệnh truyền nhiễm thuộc cấp tính hoặc mãn tính (bệnh bạch ly), đa phần bệnh thường xuất phát từ gà mái và gà tây. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì cũng có thể xảy ra ở gà con, gà trưởng thành hoặc gà lớn. Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà chính là Salmonella gallinarum – một loại vi khuẩn có thể kháng nguyên chung với S. pullorum. Loại vi khuẩn này có tốc độ lây lan phải nói là nhanh khủng khiếp.

Chúng sẽ thông qua đường ruột của gà rồi dẫn tới các bộ phận khác, đặc biệt là phôi trứng.. Cũng chính lý do đó mà bệnh sẽ có hiện tượng ngưng kết chéo ở gà.Do đó, đối với những chú gà con mới nở trong độ khoảng 10 ngày thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong vì bệnh thương hàn ở gà rất cao. Sau đây, hãy cùng SV388 tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, phác đồ điều trị dứt điểm bệnh thương hàn ở gà một cách hiệu quả và an toàn nhất nhé. 

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà
Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà

Theo nhiều chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng gia cầm, thì bệnh thương hàn ở gà được gây ra bởi hai chủng vi khuẩn đặc biệt chính là Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum. Có thể nói trong vô số 2.700 chủng vi khuẩn Salmonella, thì chỉ duy nhất hai chủng loại vi khuẩn này là có thể gây ra tử vong cực kỳ cao, nhất là bệnh thương hàn ở gà.

 Vì đều thuộc kháng nguyên Salmonella, nên bệnh có thể xảy ra tình trạng truyền nhiễm chéo, truyền nhiễm theo chiều ngang trong một bầy cá thể, truyền nhiễm dọc từ cá thể này sang cá thể khác. Để hiểu đơn giản hơn chính là, nếu trong đàn gà của bạn có một con gà bị chết vì bệnh thương hàn ở gà này, thì những chú gà còn lại sẽ có tỷ lệ mang mầm bệnh rất cao. Cũng chính vì những lý do này mà, ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới luôn khuyến khích người dân tiêu diệt bệnh một cách tận gốc, để tránh trở thành dịch bệnh. 

Biểu hiện triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà 

Đối với bệnh thương hàn ở gà, giới chuyên môn sẽ có hai cách gọi để phân biệt bệnh tình xuất hiện ở gà con hay gà trưởng thành. Trong trường hợp là gà con bị bệnh thì sẽ được gọi là bệnh bạch ly, còn đối với gà trưởng thành thì là bệnh thương hàn. 

Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà con 

Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà con 
Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà con

Để có thể biết gà con của bạn có bị bệnh thương hàn hay không, bạn có thể chú ý những biểu hiện như sau:

  • Thứ nhất, tỷ lệ trứng nở đến ngày thứ 18 có dấu hiệu bị giảm, thấp, hoặc không có khả năng nở. Trường hợp khác phôi không chết nhưng lại yếu ớt;
  • Thứ hai, gà con xuất hiện tiêu chảy, phân loãng, có màu trắng phớt vàng hoặc bị bết dính tại phần hậu môn;
  • Thứ ba, bụng xệ do bị tích nước, lòng đỏ không tiêu được;
  • Cuối cùng là tỷ lệ chết cao trong hai thời kỳ: Một, chết sau khi nở 5-7 ngày, đa phần là do gà đã bị nhiễm bệnh từ trong trứng; Hai, chết sau khi nở 13-15 ngày, do bị nhiễm bệnh từ máy ấp trứng;

Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà trưởng thành

Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà trưởng thành
Triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn ở gà trưởng thành

Đối với trường hợp bị bệnh thương hàn ở gà trưởng thành thì đa phần những triệu chứng hay ẩn tính, tuy nhiên cũng có thể nhận biết như sau: 

  • Thứ nhất, gà có dấu hiệu tiêu chảy, phân loãng, màu xanh, khát nước, mào gà nhợt nhạt;
  • Thứ hai, gà trở nên ốm yếu, kém ăn, sụt cân và tăng trưởng chậm; 
  • Thứ ba, gà mái bị bụng xệ do bị tích nước, hoặc do bị viêm buồng trứng, phúc mạc ở gà;
  • Cuối cùng, đối với gà đẻ thì giảm khả năng đẻ, vỏ trứng khi đẻ ra bị xù xì, có máu trong lòng đỏ;

>>> Tham khảo thêm:

Những bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà

Khi gà chết không vì nguyên do nào cả, thì bạn cần phải mổ khám bệnh cho gà để xác định xem gà có bị nhiễm bệnh thương hàn hay không. Hãy quan sát thật kỹ những dấu hiệu sau đây:

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà con

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà con
Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà con

Ngoài những triệu chứng ở bên trên, thì khi gà con bị mắc bệnh thương hàn, bệnh tích sẽ được thể hiện một cách rõ ràng ở phần nội tạng như lá lách, gan, ruột,… như sau: 

  • Túi lòng đỏ không tiêu hóa được, có chất nhầy màu trắng và có mùi hôi; 
  • Gan và lá lách bị sưng to, xuất hiện nhiều đốm trắng lấm tấm gây hoại tử;
  • Thận gà bị xuất huyết đỏ, tim phổi và thành dạ dày có nhiều đốm xám trắng nhạt; 
  • Túi màng ngoài bao quanh thành tim chứa rất nhiều dịch rỉ màu vàng;
  • Ruột bị viêm với các mảng trắng xuất hiện trên niêm mạc ruột;

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà lớn

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà lớn
Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà lớn
  • Điển hình bệnh tích của bệnh này sẽ khiến gan gà sưng lên, lớn hơn bình thường, có màu xanh đồng. Có nhiều trường hợp nặng hơn thì gan sẽ bắt đầu xuất hiện những lốm đốm hoại tử với kích cỡ từ 1-2 cm;
  • Thứ hai, ruột viêm (ruột non) cũng hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc;
  • Thứ ba, tim và phổi gà xuất hiện u, hoại tử, xoang bao tim có tích nước fibrin và xác gầy gò

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà mái đẻ trứng

  • Bị viêm ống dẫn trứng và buồng trứng;
  • Nang trứng bị biến dạng, không còn hình thù như ban đầu;
  • Gà trống bị viêm dịch hoàn

Khả năng lây lan nhanh của bệnh thương hàn ở gà

Với 2.700 chủng loại vi khuẩn Salmonella, mỗi chủng loại sẽ có sự khác biệt nhất định. Trong đó một số sẽ tương thích với ruột và không thể nào đi ra ngoài ruột. Còn đối với một số khác sẽ đi từ đường máu, dễ dàng thâm nhập vào lá lách và gan. Bên cạnh đó cũng có một vài loài tồn tại lâu trong cơ thể, môi trường, thì một số loài cũng tan biến rất nhanh. Đa phần các loại động vật đều có xu hướng có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, nên việc gà bị lây nhiễm chéo về loại vi khuẩn này cũng là điều bình thường.

Tuy nhiên, vi khuẩn này cũng có thể biến dị thành những căn bệnh quái ác như: bệnh thương hàn ghép E coli, bệnh bạch ly, bệnh thương hàn ở gà,…Điểm chung của loài vi khuẩn này chính là chúng ta sẽ khó kiểm soát được chúng. Để có thể chữa khỏi, bà con phải có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc và thời gian. Bệnh thương hàn ở gà không phải là căn bệnh nguy hiểm nhất mà là căn bệnh mà chúng ta khó kiểm soát bởi sự lây nhiễm chéo của chúng. 

Phác đồ trị dứt điểm bệnh thương hàn ở gà

Để có thể kiểm soát tốt bệnh thương hàn ở gà, bà con nhất định phải quản lý đàn gà của mình từ chốn ăn chốn ngủ, chế độ dinh dưỡng và đặc biệt là tiêm vacxin cần thiết. Trong trường hợp, gà của bà con bị nhiễm bệnh, khiến bệnh thương hàn ở gà trở thành dịch bệnh, thì điều đầu tiên và duy nhất bà con có thể làm là tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại. 

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Như những thông tin ở trên, thì cách trị bệnh tốt nhất vẫn là phòng bệnh thương hàn ở gà, tránh bị nhiễm. Do đó, bà con nên phòng bệnh thương hàn ở gà như thế nào để gà khỏe mạnh nhất từ khi còn là gà con? 

  • Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng và hết sức chú ý chính là khâu ấp trứng. Khi bà con mua trứng để về ấp nở ra gà con thì bạn phải lựa chọn mua ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo không chứa mầm bệnh từ trong trứng. 
  • Thứ hai, mầm bệnh của bệnh thương hàn sẽ chủ yếu là do cách xử lý môi trường ở chuồng trại. Nếu môi trường không đảm bảo được độ sạch sẽ tiêu chuẩn sẽ chứa các mầm bệnh khác.
  • Do đó, để đảm bảo được điều này, bạn chỉ cần sát trùng chuồng cũng như các khu vực xung quanh trại, luôn giữ trại được sạch sẽ, thông thoáng và mật độ nuôi gà hợp lý. 
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Bên cạnh đó, bà con phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng nước. Sau đó bổ sung nguyên tố vi lượng, vitamin để có thể tăng cường sức khỏe, đề kháng cho gà của mình. Điều cần thiết chính là bạn cần phải lập tức cách ly, loại bỏ những chú gà ốm yếu, chứa dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, yếu tố thời tiết cũng là một tác nhân quan trọng.

Bạn nên chú ý thời tiết để thiết lập một chế độ chăm sóc gà một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần làm tốt những nguyên tắc ở trên thì tỷ lệ phòng bệnh thương hàn ở gà sẽ được nâng cao, giảm thiểu những vấn đề về tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp gà của bạn vẫn bị nhiễm bệnh thì các bạn cùng SV388 đi tìm hiểu cách điều trị tiếp theo nhé!

Cách điều trị bệnh thương hàn ở gà

Nếu gà của bạn đã bị nhiễm thương hàn thì bà con nên làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cách ly và khử trùng

Cách ly và khử trùng
Cách ly và khử trùng

Khi bà con phát hiện mầm bệnh thương hàn ở gà, điều đầu tiên cần làm chính là cách ly những chú gà con đang ốm yếu, có dấu hiệu mang mầm bệnh trong người. Điều này sẽ giảm thiểu việc lây lan chéo trong bầy đàn. Đối với những trường hợp gà con bị phân vón cục ở sau hậu môn, lấy kéo cắt bớt lông và gỡ phần phân đó ra.Sau đó, bà con cần phải tổng vệ sinh sạch sẽ, khử trùng an toàn cho chuồng trại và khu vực xung quanh mỗi ngày trong thời gian điều trị bệnh lý nguy hiểm này. 

Lưu ý: Bạn nên phun thuốc khử trùng vào thời điểm ấm nhất trong ngày nhé!

Bước 2: Chăm sóc sức khỏe cho gàVới những chú gà đã được cách ly, nếu chúng bị sốt hãy pha B Complex với nước với tỷ lệ 1:1 (1 gram : 1 lít nước) để cho gà uống. Hoặc bạn có thể trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 2:1 (2 kg : 1 tấn thức ăn) cho gà ăn. Sau đó bạn nên bổ sung cho gà những chất điện giải, thuốc bổ như Vitamin C, Vitamin K, men tiêu hóa Glucose,

Bước 3: Điều trị bệnh thương hàn ở gà

Điều trị bệnh thương hàn ở gà
Điều trị bệnh thương hàn ở gà

Sau khi bồi bổ sức khỏe cho gà từ 3-5 tiếng, bạn có thể bắt đầu sử dụng những dòng thuốc đặc trị để chữa bệnh nhé. Bà con cũng có thể tham khảo 3 loại thuốc trị bệnh thương hàn ở gà chuẩn nhất hiện nay: Thuốc Actisentin TS phòng ngừa bệnh thương hàn ở gàCó thể nói đây là một trong những loại thuốc thường được nhiều người sử dụng nhất để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà.

Với thành phần chính là Trimethoprim và Sulfamethoxazole, thuốc có tác dụng chống lại những chủng loại vi khuẩn mang năng lượng gram âm và gram dương, chẳng hạn như: vi khuẩn Streptococcus spp, E. coli. Actisentin TS, Pasteurella multocida.Thuốc Zidocin điều trị bệnh thương hàn ở gàVới thành phần chính là Sulfa chloropyrazine, thuốc Zidocin cũng được xem là loại thuốc có khả năng chữa bệnh thương hàn ở gà cực kỳ tốt.

Ngoài tác dụng trị được bệnh thương hàn ở gà, thuốc còn có tác dụng điều trị được nhiều bệnh vô cùng hiệu quả như: bạch cầu, viêm mũi, tụ huyết trùng, viêm ruột và các bệnh viêm nhiễm khác.  Sulfamid điều trị bệnh thương hàn ở gàĐây là dòng thuốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì chúng được đánh giá rất cao trong việc điều trị các bệnh cầu trùng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể điều trị được bệnh tả gà, sổ mũi, tiêu chảy do có thành phần nổi bật như: Pyrimidine, Sulfa Dimethyl.

Những yếu tố giúp bạn phòng tránh bệnh thương hàn ở gà

Những yếu tố giúp bạn phòng tránh bệnh thương hàn ở gà
Những yếu tố giúp bạn phòng tránh bệnh thương hàn ở gà
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh sạch sẽ, khử trùng theo định kỳ cho chuồng trại cũng như những vật dụng liên quan. Tất cả sẽ giúp chuồng trại của bạn hạn chế được sự tích tụ của bụi bẩn, giảm thiểu tỷ lệ sinh sôi của vi khuẩn;
  • Phải lựa chọn những cơ sở uy tín để mua trứng gà hoặc giống. Đừng thấy rẻ làm lời, phải đảm bảo được những chú gà khỏe mạnh, không là tiền mất tật mang đấy;
  • Cung cấp nguồn nước sạch cho gà uống; 
  • Nên chú ý nuôi gà với số lượng vừa phải, phù hợp với diện tích chuồng trại để gà được phát triển toàn diện nhé;
  • Hãy chú ý quan sát và thăm khám định kỳ cho những chú gà. Để sàng lọc và cách ly những chú gà có khả năng nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh.

Trên đây là những thông tin và cách điều trị bệnh thương hàn ở gàSV388 đã tổng hợp để san sẻ cho bà con thân quý. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con hiểu hơn về bệnh thương hàn ở gà cũng như cách điều trị khi gà của mình không may bị nhiễm bệnh. Chúc trại gà của anh chị em luôn được mạnh khỏe, mang lại nguồn lợi nhuận cho mọi người. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, hẹn mọi người vào những bài viết sau nhé!