Bệnh E-coli trên gà là gì? Nó có phải là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và cực kỳ nguy hiểm không? Hãy cùng SV388 tìm hiểu về mầm bệnh này để có những biện pháp điều trị và phòng bệnh một cách hiệu quả nhất và giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế nhé.
Bệnh E-coli trên gà là gì?

Bệnh E-coli trên gà là một loại bệnh do vi khuẩn Escherichia gây ra và cực kỳ nguy hiểm ở gà. Tính chất của mầm bệnh này còn tùy thuộc vào từng khu vực từng vùng miền mà mà độ phức tạp của nó cũng sẽ khác nhau. Bệnh này thường sẽ xảy ra với gà con, gà trưởng thành, già giống,… nói chung là tất cả lứa gà tất cả giai đoạn phát triển đề có thể nhiễm phải loại bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh E-coli trên gà

Một nguyên nhân mà dễ mắc bệnh E-coli trên gà đó chính là phân của gà. Khi phân gà bị nhiễm bệnh và truyền cho trứng khiến cho gà con mới nở đã mắc phải bệnh này.
Bệnh này có thể lây từ mẹ sang con qua đường ống dẫn trứng hoặc buồng trứng của gà mẹ
Máy ấp trứng cũng là nguyên nhân gây nên bởi không được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ ấp và độ ẩm không phù hợp làm cho mầm bệnh có cơ hội sinh sôi nảy nở.
Bệnh này còn lây lan qua đường giao phối bởi các con gà giống. Nó sẽ khiến cho cả một đàn gà bị chết trong một thời gian ngắn sau khi phối xong.
Thức ăn không hợp vệ sinh và môi trường không sạch sẽ khiến gà bị stress và việc thay đổi khẩu phần ăn đột ngột cũng làm gà nhiễm bệnh.
>>>Xem ngay>>>
Biểu hiện của bệnh Ecoli trên gà

Dưới đây sẽ là những biểu hiện dễ dàng nhận biết khi gà của bạn mắc phải bệnh E-coli trên gà. Cụ thể như sau:
- Lúc đầu sẽ có dấu hiệu sốt bất thường và sau này sẽ giảm dần
- Gà nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện xù lông, cánh bị xệ, đứng chụm lại một chỗ không vận động, mào bị thâm và có dấu hiệu bỏ ăn.
- Nếu tình trạng gà bị nhiễm bệnh nặng thì sẽ có dấu hiệu là tiêu chảy nhiều, đi ngoài phân bị loãng có màu vàng, xanh lẫn bọt khí. Hô hấp có phần khó khăn, phổi bị tràn khí khó thở nhịp tim không ổn định. Tỷ lệ chết tăng cao thông thường sau 5 đến 7 ngày phát bệnh thì sẽ chết.
- Đối với những giống gà đẻ thường sẽ bỏ ăn, giảm đẻ trứng, sụt cân đi phân sáp đen và đau khớp.
Điều trị bệnh E-coli trên gà

Khi phát hiện ra gà đang mắc phải bệnh E-coli thì bạn cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời để giảm thiểu tổn thất về mặt kinh tế. Hãy tham khảo một số cách điều trị sau đây:
- Tiêm Genta Guard 10% liều 8mg/kg thể trọng. Gà con mới nở, nghi bị nhiễm E-coli chúng ta có thể rút 10ml
- Gentaguard pha với 90ml nước cất, tiêm cho mỗi con 0,1 ml.
- Úm gà chúng ta có thể dùng Amoxyveto 50% powder – liều 25mg/kg P (4g/1.000 con) hoặc Nalistin 10 – liều 8mg/kg P.
- Đồng thời cũng cần dùng thêm OX Save cải thiện hô hấp giúp gà thở dễ dàng hơn.
- Có thể bổ sung thêm KC Pol giúp gà hồi phục phát triển nhanh tránh tình trạng bị suy nhược và sụt cân trong quá trình mắc bệnh.
- Sau khi điều trị có thể sử dụng Formula HP, Regatonic để tránh sưng gan và thận cho gà.
Cách thức phòng bệnh E-coli trên gà

Trị bệnh không bằng phòng bệnh. Chúng ta hãy cùng nhay tham khảo một cách phòng bệnh E-coli trên gà
Công tác chăm sóc
Cần thu hoạch trứng mỗi ngày để loại bỏ những bỏ trứng bị móp méo rạn nứt hay bị dính phân đã bị nhiễm bệnh E-coli trên gà để tránh bị ảnh hưởng năng suất ấp. Sau khi đẻ trứng trong vòng 2 giờ bạn nên vệ sinh sát trùng trứng để tránh những mầm bệnh. Và yêu cầu máy ấp sưởi trứng phải thông thoáng sạch sẽ khô thoáng không được ẩm mốc khi ấp trứng.
Trong quá trình chăm nuôi và cho ăn bạn phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho gà và nước uống. Ngoài thức ăn chính ra bạn còn phải bổ sung thêm vitamin, men tiêu hóa, chất điện giải,.. để tăng sức đề kháng cho gà giúp gà phát triển nhanh chóng và giảm đi những mầm bệnh xấu xâm nhập. Việc làm đó sẽ nâng cao tỷ lệ sống sót của gà lên cao.
Bạn nên theo dõi sức khỏe của gà hằng ngày để có thể phát hiện ra những gà nhiễm bệnh và nhanh chóng tách biệt cách ly chúng và kịp thời điều trị.
Vệ sinh thú y
Bạn cần phải vệ sinh ổ đẻ thường xuyên giữ cho ổ đẻ sạch sẽ thoáng máy không có phân của những con bị nhiễm bệnh và loại bỏ hết tất cả các tác nhân làm lây lan.
Cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử khuẩn sát trùng bằng cách quét vôi lên tường, nền hay các khu vực xung quanh chuồng trại hoặc có thể dùng
Trước khi thả gà vào chuồng, cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng bằng cách quét các loại dung dịch sát trùng như formol 3%, xút 3% sau đó để chống chuồng khoảng 4 ngày.
Máng ăn chuồng gà tất cả các dụng cụ cần phải được rửa sạch, quét dọn khử khuẩn. Lưu ý là nên sát trùng khử khuẩn mọi dụng cụ hay chuồng trại bằng các loại thuốc không bị kích ứng da.
Các chất thải của gà phải được xử lý ngay và gọn gàng để tránh những mầm bệnh từ đó và lây lan nhanh qua gà.
Phòng bệnh bằng vacxin, thuốc kháng sinh

Biện pháp được nhiều người áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả nhất chính là phòng bệnh bằng vacxin và thuốc kháng sinh. Tuy nhiên với bệnh E-coli trên gà do có quá nhiều biến thể khác nhau nên bạn cần phải tiêm thêm nhiều loại thuốc khác.
Bạn nên tiêm các loại kháng sinh cho gà như:
- Genta – Colenro: liều lượng 100gr/500kg thể trọng, dùng để pha với 100 lít nước cho cả đàn uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
- Tetra – Colivet: liều lượng 100gr/50kg thể trọng, dùng để pha với 10 lít nước cho uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
- Ampiseptryl: liều lượng 100gr/300kg thể trọng.
Lời kết
Bệnh E-coli trên gà là một mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tính lây lan nhanh khiến gà dễ chết nhanh. Bạn cần phải biết cách chăm sóc và phòng trị kịp thời mới có thể giảm thiểu được tỷ lệ tử vong ở gà và kinh tế của ban. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của SV388.