Bệnh APV trên gà là gì? Loại bệnh này có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi thường xuyên được bắt gặp bởi những người chăn nuôi gia cầm đặc biệt là ở gà. Có thể nói bệnh lý này cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ lây lan khá cao. Chính vì thế hãy cùng SV388 tìm hiểu về loại bệnh này trên gà tại bài viết dưới đây.
Bệnh APV trên gà là gì?

Bệnh APV trên gà còn có thể gọi là Avian pneumovirus, là một biến chủng virus gây nên bệnh về đường hô hấp ở gà. Đặc biệt loại bệnh này đều có thể lây lan và phát triển ở mọi lứa tuổi mọi loại gà. Bệnh APV trên gà được phát hiện trên gà tây vào năm 1970 tại Nam Phi. Sau đó nó phát triển và sinh sôi gây mầm bệnh trên tất cả các loại gà.
Tuy nhiên khi gà có dấu hiệu bị sưng phù đầu hay mắt đều bị nhầm lẫn bởi những chứng bệnh khác như: bệnh Ecoli, bệnh đậu gà, bệnh Coryza,… Nhưng thực tế thì những dấu hiệu bệnh này thì thông thường đều do những virus APV gây nên.
Thế nhưng loại bệnh này có khá là nhiều nguyên nhân dẫn đến có thể là do chăn nuôi không kỹ, vệ sinh chuồng gà không ổn. Để biết thêm những tác nhân gây bệnh thì xem nội dung đó tại đây như sau.
>>>Xem ngay>>>
Gà bị nấm họng có những triệu chứng và cách trị hiệu quả
Nguyên nhân và cách trị gà bị sưng mắt hiệu quả
Tác nhân gây ra bệnh APV trên gà

Nguyên nhân dẫn đến bệnh APV trên gà là do một số đặc tính tạo nên từ việc chăn nuôi như:
- Chuồng trại không được chất lượng
- Chăn nuôi thả vườn khá nhiều là nguyên nhân gây bệnh cực kỳ cao
- Dụng cụ ăn uống hoặc nguồn nước không được xử lý sạch sẽ
- Không khí nặng mùi quá ô nhiễm khi không xử lý phân thải nhanh chóng
Những nguyên nhân này đã làm cho nguy gà có nguy cơ nhiễm bệnh lên đến 100%. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời hay ngăn chặn loại virus này thì tỷ lệ chết cũng sẽ cao. Và nó còn phụ thuộc vào các luồng khí như NH3, cacbonic,…để lây lan truyền nhiễm. Nếu không vệ sinh sạch sẽ là chính các luồng khí đó giúp virus bùng phát mạnh và nhanh chóng đấy nhé.
Triệu chứng và bệnh tích khi mắc bệnh APV trên gà

Khi bệnh APV trên gà bị lây nhiễm thì có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt bởi những triệu chứng dấu hiệu sau đây:
- Mắt sưng đỏ, thường xuyên chảy nước mắt và có nổi bọt khí
- Mũi bị nghẹt và bị viêm khiến hô hấp bị khó khăn, khò khè
- Da đầu và mặt mũi đều bị sưng phù lên
- Đầu bị nghiêng, quẹo di chuyển khá khó khăn
- Những con gà gầy yếu thì có nguy cơ là liệt chân
- Đôi với những con gà mái thì buồng trứng sẽ bị teo, đẻ trứng ít chất lượng và nặng hơn nữa thì bị vỡ buồng trứng.
Lưu ý rằng thời gian mà gà ủ bệnh thường 2 đến 3 ngày. Khi vừa mới nhiễm bệnh gà hầu như là không có dấu hiệu gì mà đợi vài ngày các dấu hiệu sẽ hiện rõ. Bệnh APV trên gà có tỷ lệ tử vọng cực kỳ cao nên bạn cần phải biết cách phòng bệnh cũng như là chữa trị kịp thời và phòng bệnh an toàn để đảm bảo chất lượng cũng như là năng suất ở gà.
Phòng bệnh APV trên gà

Sau đây sẽ là một số phương pháp phòng bệnh cực kỳ hiệu quả cho anh em chăn nuôi để ngăn chặn những con virus APV. Cụ thể như sau:
- Chủ động tích cực phòng ngừa bằng các biện pháp sinh học
- Làm sạch vệ sinh môi trường giữ chuồng trại thông thoáng không ẩm ướt
- Chế độ ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng nếu thấy gà có dấu hiệu lạ thì phải nhanh chóng cách ly
- Khuyến khích tăng cường sức đề kháng cho gà để có thể chịu được khi thời tiết thay đổi thất thường
- Sát khuẩn, khử trùng theo định kỳ 1 tuần tầm 1 đến 2 lần để đảm bảo an toàn vệ sinh
- Tiêm và phòng ngừa bằng vacxin để có thể ngăn chặn được tất cả các mầm bệnh không chủ riêng gì virus APV. Việc tiêm phòng vacxin khá là quan trọng bạn không nên xem thường và bỏ lỡ bước ngừa bệnh hiệu quả này nhé.
Cách điều trị khi mắc bệnh APV trên gà

Bệnh APV là một loại bệnh truyền nhiễm bởi những virus nên không có loại thuốc nào có thể điều trị dứt hẳn loại bệnh này. Hơn hết nửa bệnh truyền nhiễm cao và gây ra tỷ lệ tử vong cao là do một số mầm bệnh khác phát sinh ra khiến chúng càng sinh trưởng mạnh thêm. Nếu phát hiện ra gà có khá nhiều chịu chứng như ở trên đã đưa ra thì bạn cần phải cách ly kịp thời và điều trị chúng theo các bước sau đây. Cụ thể như sau:
Bước 1: Gom tất cả những con có dấu hiệu ủ rủ sưng mắt đầu khó thở, hô hấp không ổn định để cách ly riêng. Vừa bảo vệ được những gà chưa dính bệnh, vừa ngăn chặn được virus lây lan và có chế độ chăm sóc đặc biệt cho những chú gà bị mắc bệnh
Bước 2: Giuwx gìn vệ sinh chuồng trại, làm sạch rửa dụng cụ ăn uống. Phun thuốc khử độc sát khuẩn chuồng trại và môi trường xung quanh
Bước 3: Tiến hành điều trị gà bằng những loại thuốc mà phù hợp với chứng bệnh đó nhằm kết hợp lại với nhau để loại bỏ đi bệnh lý nguy hiểm để giảm thiểu tử vong.
Bước 4: Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxyline và Doxycycline cho gà uống để tăng kháng thể trong gà. Bạn có thể hòa tan với thức ăn hoặc nước uống cho gà dùng và lưu ý là không nên dùng quá nhiều quá thường xuyên sẽ dẫn đến gà bị mệt mỏi.
Bước 5: Bổ sung các chất xơ vitamin và thuốc bổ cho để tăng sức đề kháng
Lời kết
Bệnh APV trên gà là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nó là một loại virus nên có tốc độ lây lan khá cao nên bạn cần phải nhận biết sớm và cách ly kịp thời. Ngoài ra phải có biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả như SV388 đã hướng dẫn để ngăn chặn những bệnh khác khiến cho virus phát triển mạnh hơn.